Liverpool và nỗi ám ảnh bóng chết

Họ có thể thắng, hoặc thua. Nhưng họ chưa bao giờ thoát khỏi nỗi ám ảnh mỗi khi đối phương đá phạt góc. Họ là Liverpool của Juergen Klopp - đội đang đứng nhì ở Premier League về... số lần thủng lưới từ các tình huống cố định.
Liverpool

Quả phạt góc của Gylfi Sigurdsson đẩy hàng phòng ngự Liverpool vào tình thế hỗn loạn, và Leroy Fer ghi bàn từ cự ly gần. Đấy mới là phút thứ 8 của trận đấu với Swansea ở vòng 7, và Liverpool đã bị đội đàn em này dẫn bàn. Nhiều người tỏ ra không lạ. Klopp chỉ mới dẫn dắt Liverpool chưa đầy 1 năm, nhưng đội bóng của ông đã thủng lưới 15 bàn tương tự (từ tình huống cố định) ở Ngoại hạng Anh, tính đến trước trận gặp Swansea. Con số 15 bằng với tổng số bàn thua của Chelsea ở Premier League trong mùa đầu tiên do Jose Mourinho dẫn dắt.

Gần như cứ 3 bàn thua của Liverpool trong mùa bóng này thì có 1 bàn đến từ tình huống cố định. Quá rõ ràng: Klopp vẫn chưa trị dứt căn bệnh cũ từ mùa bóng trước. Không biết đã bao nhiêu lần, ông phải ta thán về khả năng hóa giải tình huống cố định của Liverpool. Chỉ có một điều hình như Klopp chưa bao giờ nói: đấy là lỗi... của ông.

HLV Chris Coleman (Xứ Wales) bình luận trên Sky Sports, rằng ông thích phát huy trách nhiệm kèm người mỗi hậu vệ khi phòng thủ chống tình huống cố định. Klopp có quan điểm ngược lại: phải phòng thủ khu vực. Lý lẽ của Klopp là Liverpool không có các hậu vệ cao to để chơi kèm người. Thật ra, chiều cao 1m95 và 1m88 của cặp trung vệ Joel Matip - Dejan Lovren đâu phải là... lùn! Mặt khác, hàng thủ Liverpool đằng nào cũng đã tỏ ra chuệch choạc trong cách phòng thủ khu vực mà Klopp mong muốn.
  • link vào b88ag không bị chặn
Liverpool

Cũng có lúc, Klopp nói chính xác: hàng thủ Liverpool thường chơi rất chuẩn trong nhịp 1, nhưng lại chuệch choạc trước nhịp 2 hoặc nhịp 3 của các pha tấn công từ tình huống cố định. Đấy là một đề tài chuyên môn thú vị. Người ta từng thống kê hướng đi của bóng sau quả sút phạt - đặc biệt là phạt góc - ở Premier League, và thấy rằng quả bóng sau khi đã bị cản phá ở nhịp 1 thì hướng đi và điểm rơi tiếp theo hoàn toàn không có một quy luật nào. Chỉ biết chắc một điều: đấy rất có thể là cơ hội ghi bàn tiếp theo.

Bóng đá Anh có tiền đạo Andy Carroll, hơi... xoàng. Nhưng vì sao Carroll (khá cao to) luôn có giá cao trên thị trường chuyển nhượng? Đấy là vì khả năng “gây rối” trong các tình huống cố định. HLV Sam Allardyce từng phát hiện một chi tiết quan trọng từ mớ số liệu thống kê ngồn ngộn: trong 10 lần Carroll thất bại khi tranh chấp bóng bổng, có đến 7 lần quả bóng vẫn văng tới nơi có đồng đội của anh chờ sẵn. Và Allardyce mua ngay Carroll về cho West Ham.

Khác hẳn mẫu HLV đã thấm đẫm đời sống của bóng đá Anh như Allardyce hoặc Arsene Wenger, Klopp xưa nay luôn xem thường số liệu thống kê. Cũng được. Nhưng có lẽ ông phải công nhận: đối phó thế nào trước các tình huống cố định, đấy là vấn đề ở sân tập. Hồi HLV Luis Enrique đoạt “cú ăn ba” ngay lần đầu tiên dẫn dắt Barcelona, thiên hạ thật sự choáng ngợp bởi bộ ba tấn công MSN. Nhưng Enrique lại chỉ rõ: bước tiến lớn trong phòng ngự mới là yếu tố quan trọng nhất giúp Barca trở lại ngôi cao. Ông tự khen mình? Không hề! Ông công nhận đóng góp lớn của HLV phó Juan Carlos Unzue - người đảm trách các bài tập chống tình huống cố định.

Liverpool là một trong vài đội mắc lỗi cá nhân ở hàng thủ cao nhất Ngoại hạng Anh hiện nay. Đấy là chuyện tập tành nhé, Juergen Klopp!
nguồn: ty le keo

Some say he’s half man half fish, others say he’s more of a seventy/thirty split. Either way he’s a fishy bastard.

0 nhận xét: